Trang chủTin tức sự kiệnỞ trọ: Kinh nghiệm sống chung hòa thuận với người khác

Ở trọ: Kinh nghiệm sống chung hòa thuận với người khác

Ở ghép trọ là giải pháp của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, người đi làm độc thân. Sống cùng với người khác mang đến nhiều lợi ích như tiết kiệm tiền thuê phòng trọ, không cô đơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, việc sống chung sao cho hòa hợp với nhau lại là vấn đề lớn cần được giải quyết. Taxi tải Biên Hòa sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm để sống chung hòa thuận cùng người ở ghép, hàng xóm và chủ nhà trọ.

Kinh nghiệm để sống hòa thuận với bạn ở ghép

Nội quy khi ở chung là điều đầu tiên mà bạn và bạn cùng phòng phải thiết lập khi mới bắt đầu ở cùng nhau. Cùng nhau ngồi xuống thảo luận về quy định sẽ đảm bảo hai bên sẽ có được tiếng nói chung và có đủ quyền lợi. Những điều có trong bảng nội quy cần đề cập đến vấn đề sau:

  • Giờ đi ngủ: khi đến giờ đi ngủ, mọi người chưa ngủ phải sinh hoạt nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến người khác.
  • Dẫn người lạ về phòng: người lạ ở đây là bạn bè, người yêu, bố mẹ, anh chị em. Nếu phòng trọ của bạn chỉ có 1 phòng ngủ thì tốt nhất là không cho người lạ đến nhà. Trường hợp căn trọ có phòng khách riêng, phòng ngủ của mỗi người riêng thì việc này có thể. Tuy nhiên, tần suất cũng chỉ nên tối đa 1 lần/ tuần để không gây khó chịu cho bạn cùng phòng.
  • Phân công công việc chung theo ngày chẵn/ lẻ trong tuần hoặc theo từng tuần.
  • Lập quỹ phòng minh bạch: bạn làm theo bảng Excel trên Google Drive và chia sẻ với bạn cùng phòng. Trong bảng ghi rõ chi tiêu trong tháng, ngày chi tiêu, khoản chi và số tiền cụ thể.
  • Dùng đồ cá nhân: đồ mua riêng của ai người đó sử dụng, không chung đụng và tôn trọng sự riêng tư của nhau.
  • Phạt vi phạm: có thể là dọn dẹp vệ sinh, phạt tiền đưa vào quỹ chung để mua đồ dùng hàng ngày.
Kinh nghiệm sống chung với bạn cùng phòng

Kinh nghiệm sống chung với bạn cùng phòng

Dù đã đưa ra những nội quy phòng nhưng việc vi phạm vẫn có thể xảy đến. Dưới đây là một số tình huống có thể diễn ra:

  • Khi có bạn bè đến chơi: yêu cầu trước khi người lạ đến chơi thì cần thông báo cho bạn. Đồng thời, khi vào nhà cần giữ gìn vệ sinh chung, tránh gây ồn ào vào không táy máy về đồ cùng trong phòng. 
  • Khi khách đến chơi thường xuyên: bạn giới hạn thời gian đưa người lạ đến nhà, đó có thể là trong khung giờ 9 giờ sáng – 11 giờ sáng của ngày trong tuần, tần suất tối đa 3 lần/ tuần. Đây là khoảng thời gian bạn đi học, đi làm nên sẽ không ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi mỗi ngày.
  • Khi xảy ra mất đồ: đầu tiên, bạn cần suy nghĩ lại và tìm xem bản thân có để quên ở đâu không. Tiếp theo, bạn hãy hỏi xem liệu bạn cùng phòng có cầm nhầm? Bạn có thể kiểm tra bằng cách chủ động để đồ ở nơi cụ thể. Nếu tình trạng còn tiếp diễn, tốt nhất nên chuyển đi nơi khác.
  • Mâu thuẫn về sở thích cá nhân: nếu người bạn cùng phòng chơi game to tiếng, bạn hãy nhắc nhở. Nếu vi phạm nhiều lần thì bạn thông báo người cùng phòng bị phạt tiền do vi phạm nội quy phòng. Nếu các bạn khác khẩu vị thì hãy mua từng món mà mỗi người thích hoặc chọn ăn riêng.
  • Chia sẻ công việc dọn dẹp không đều: bạn nên lập kế hoạch dọn dẹp theo ngày hoặc theo tuần và liệt kê cụ thể những công việc cần làm. 
  • Chia sẻ chi phí không hợp lý: bạn nên thống nhất quỹ phòng chỉ nên chi tiêu cho đồ dùng chung như đi chợ (nếu ăn chung), mua giấy vệ sinh, sắm đồ nội thất chung, nước giặt. Với những chi phí khác như kem đánh răng, dầu gội, dầu xả… thì mua riêng.
  • Mâu thuẫn trong vấn đề về vệ sinh cá nhân: nhắc nhở tế nhị cho bạn cùng phòng biết họ có mùi cơ thể và mùi quần áo. Trường hợp bạn và bạn cùng phòng không thống nhất được với nhau thì nên chuyển trọ.
  • Mâu thuẫn về việc sử dụng các thiết bị chung: quy định từ đầu đồ dùng xong phải đặt đúng nơi, đúng chỗ. Nếu do sự cẩu thả mà đồ bị hỏng thì người đó phải mua trả lại.
  • Mâu thuẫn khi nấu ăn: mỗi nơi sẽ có thể có cách chế biến món ăn riêng. Nếu đồ ăn được chế biến theo cách mới mà hợp khẩu vị của bạn và mọi người thì ai nấu người đó sẽ có quyền quyết định về phương pháp nấu.

Việc xảy ra mâu thuẫn giữa mọi người khi sống chung là điều không tránh khỏi. Khi điều này xảy đến, bạn và mọi người phải đối mặt với điều đó thay vì cả nể, im lặng và nhẫn nhịn một mình. 

Khi bạn đưa ra quan điểm hay góp ý thì hãy nói một cách khéo léo. Bạn nên đặt bản thân mình vào vị trí của đối phương và tìm cách nói để đôi bên đều dễ chịu, nhận ra vấn đề của mình. 

Tất nhiên, sẽ có người chẳng chịu lắng nghe và không thay đổi, không thực hiện theo nội quy đặt ra. Trong trường hợp này, không ở chung trọ nữa sẽ là lựa chọn tốt nhất, tránh tự hành hạ bản thân.

Kinh nghiệm sống hòa thuận với người cùng dãy trọ

Một số mẹo hay để đánh giá hàng xóm có thân thiện và phù hợp để chọn thuê chung hay không:

  • Chọn 1 ngày đi xem nhà vào giờ đa số mọi người đều ở nhà, khoảng 6 giờ chiều đổ ra.
  • Chào hỏi hàng xóm nếu gặp để đánh giá mức độ thân thiện của mọi người.
  • Để ý cách họ sinh hoạt như có nghe nhạc ồn ào không, khu sinh hoạt chung có sạch sẽ không, có nuôi vật nuôi không.
  • Tìm hiểu về luật chung cho các phòng trọ xem mọi người có thực hiện nghiêm túc hay không.

Khi bạn nhận thấy những vấn đề ở trên đều ổn thì có thể cân nhắc chọn thuê. Tuy nhiên, trong quá trình sống chung có thể xuất hiện một số vấn đề sau:

    • Về tiếng ồn: người thuê trọ bật loa to cả ngày, kể cả đến giờ nghỉ ngơi như sau 10 giờ đêm.
  • Mâu thuẫn về việc sử dụng khu vực chung: không gian chung như nhà bếp, phòng vệ sinh, khu phơi phóng không được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.
  • Vấn đề về rác thải: hàng xóm không đổ rác thường xuyên mà để mùi khó chịu bay khắp tầng.
  • Vật nuôi gây ồn ào, mất vệ sinh: vật nuôi có mùi hôi khó chịu, vệ sinh không đúng nơi đúng chỗ.

Cách giải quyết trong những trường hợp này:

  • Bạn hãy nhắn tin nhắc nhở nhẹ nhàng hàng xóm khi gặp từng vấn đề ở trên. Với những người có ý thức tốt, họ sẽ xin lỗi và khắc phục nhanh chóng ngay sau đó.
  • Nếu những tình trạng này vẫn diễn ra, bạn hãy báo đến chủ nhà sau 3 lần nhắn tin nhắc nhở. Chủ nhà sẽ có những biện pháp phù hợp để giải quyết, khiến mọi người phải theo quy tắc sống chung.
Cách sống chung với người cùng dãy trọ hòa thuận

Cách sống chung với người cùng dãy trọ hòa thuận

Kinh nghiệm để hòa thuận với chủ trọ

Có ý thức sống tập thể tốt: giữ vệ sinh ở khu sinh hoạt chung và cả phòng riêng. Trong phần lớn trường hợp, khi bạn sinh hoạt sạch sẽ thì chủ nhà sẽ không làm phiền cuộc sống hàng ngày của bạn. Sử dụng đúng đồ dùng của mình, hạn chế tối đa việc dùng chung đồ với chủ như tủ lạnh, máy giặt, bếp nấu ăn, bát đũa.

Khi bị hỏng hóc thiết bị không rõ nguyên nhân: đối với những đồ dùng chủ nhà cung cấp sẵn và có thời gian sử dụng lâu dài như điều hòa, bình nóng lạnh hay món đồ bạn không biết tự thay thế như vòi hoa sen, vòi nước, bóng đèn trên cao… thì hãy liên hệ với chủ nhà. Họ sẽ liên hệ thợ để sửa chữa đúng cách. Bạn không nên tự ý sửa vì đó không phải đồ dùng do bạn mua. 

Với những thiết bị nhỏ bị hỏng hóc và có thể sửa dễ dàng như bóng đèn trong phòng thì bạn có thể chủ động thay.

Khi chủ trọ đột ngột tăng giá nhà trọ: trước khi thuê nhà, bạn phải ký hợp đồng với chủ nhà và trong khoản mục phải có thông tin về giá thuê trọ. Nếu tăng giá trong thời gian thuê, bạn hãy lấy điều khoản trong hợp đồng ra để đàm phán lại với chủ nhà. 

Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được êm đẹp thì có thể chấm dứt hợp đồng và bên chấm dứt phải bồi thường cho bên bị chấm dứt. Trong trường hợp có tranh chấp lớn, bạn có thể thuê luật sư để giải quyết.

Bị chủ nhà làm phiền: bạn có thể treo một tấm bảng nhỏ nhắn xinh đẹp ngoài cửa, 1 mặt trên bảng ghi nội dung “không làm phiền”, 1 mặt ghi “gõ cửa”. Nếu bạn không muốn bị làm phiền thì chỉ cần lật dòng chữ “không làm phiền” ra phía trước.

Để chủ nhà và bạn dễ dàng liên lạc với nhau, bạn hãy đưa ra phương án nhắn tin qua Zalo. Trong trường hợp chủ nhà làm phiền vô lý hay quấy rối thì tốt nhất bạn nên chuyển trọ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Kinh nghiệm để sống chung hòa thuận với chủ nhà

Kinh nghiệm để sống chung hòa thuận với chủ nhà

Taxi tải Biên Hòa đã chia sẻ đến bạn kinh nghiệm để sống chung hòa thuận với bạn cùng phòng, hàng xóm và chủ nhà hiệu quả. Nhìn chung, khi sống với người khác và sống tập thể, bạn cần tự có ý thức sống tốt để tránh phiền phức. Đồng thời, bạn đừng ngại góp ý với mọi người xung quanh về việc họ làm chưa tốt vì không phải ai cũng biết hoạt động đó gây ảnh hưởng xấu đến người khác.